Bóng chuyền là một môn thể thao thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia, bởi nó không chỉ rèn luyện sức bền mà còn rèn luyện sự nhanh nhẹn và kỹ năng phản ứng cho người chơi. Môn thể thao thú vị này cũng là một giải pháp tăng chiều cao cực kỳ tốt nên ngày càng có nhiều người chơi và nhất là trẻ nhỏ. Chơi bóng chuyền có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó cũng có thể gây ra những tác hại mà không ai ngờ tới. Các chấn thương khi chơi bóng chuyền thường tập trung ở vai và tay, đôi khi cũng xảy ra ở chân. Cùng zinerji.com tìm hiểu rõ hơn về những chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền cũng như cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây nhé!
3 chấn thương thường gặp nhất khi chơi bóng chuyền
Chấn thương tay là điều không thể tránh khỏi trong bóng chuyền
Biểu hiện: Cảm thấy đau nhức khi duỗi thẳng cổ tay, bàn tay hoặc khi nâng một vật nặng, đau khi nắm chặt bàn tay, cử động các ngón tay. Nhiều khi chỗ đau còn có hiện tượng sưng tấy và bầm tím.
Nguyên nhân: Chấn thương ở cổ tay thường xảy ra khi cổ tay bị bẻ bong quá mức một cách đột ngột, tác động một lực mạnh từ bên ngoài, hoặc do cứu bóng chống xuống đất. Chấn thương ngón tay trong bóng chuyền thường do chắn bóng hoặc chuyền bóng sai kỉ thuật. Chấn thương này dẫn đến tình trạng bong gân, viêm dây chằng ngón nay, trật khớp, nặng hơn thậm chí là gãy xương.
Sơ cứu: Ngừng chơi ngay, đồng thời chườm đá lạnh. Bạn có thể dùng băng ép quấn xung quang chỗ bị thương. Sau đó trong quá trình phục hồi cần mang băng tay khớp cổ tay, băng dính ép khớp ngón tay giúp trợ lực tránh căng các nhóm cơ xung quanh. Có thể sử dụng các loại băng dán giúp phục hồi nhanh các chấn thương gân, cơ, khớp. Nếu bị đau nặng phải nhờ đến sự chăm sóc của các bác sĩ.
Chấn thương vai khá phổ biến trong bóng chuyền
Biểu hiện: Có dấu hiệu đau khi vận động vai, vai có cảm giác cứng, khớp vai không bình thường. Ngoài ra chỗ bị đau còn sưng đỏ, sờ da thấy ấm.
Nguyên nhân: Thường do người chơi không khởi động kỹ, các động tác đập bóng, ki bóng không đúng kỉ thuật, hoặc một lực tác động mạnh vào. Chấn thường này thường dẫn đến rách dây chằng bao khớp, viêm hoặc rách gân cơ khớp xoay và cơ trên gai.
Sơ cứu: Ngừng chơi ngay, đồng thời chườm đá khoảng 15 phút. Sau đó tập các bài tập phục hồi như: kéo dãn các nhóm cơ vùng vai, vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Nếu đau không có dấu hiệu giảm hoặc sưng đỏ bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.
Chơi bóng chuyền cũng có thể gây chấn thương chân
Biểu hiện: Các biểu hiện thường gặp ở môn bóng chuyền là đau đầu gối, viêm gân gót chân và lật sơ mi cổ chân. Vận động đôi khi lại khó khăn, có hiện tượng sưng tấy phù nề các khớp. Cần chú ý chấn thương nặng sẽ gây chảy máu bên trong.
Nguyên nhân: Các khớp bị xoắn khá mạnh, khởi động làm nóng khớp không kỹ. Đối với chấn thương gót chân và cổ chân phần lớn vì đi giày không đạt tiêu chuẩn của môn bóng chuyền. Đây là những chấn thương do dãn cơ, đứt dây chằng, sai khớp, bong gân hoặc thoái hóa sụn khớp cổ chân.
Sơ cứu: Dừng chơi và thực hiện chườm đá, không nên xoa bóp vùng bị thương. Sau đó dùng băng ép quấn vào vùng cơ bị đau. Nếu có thể hãy dùng nạng để cố định chân. Tuyệt đối không được dùng các biện pháp nắn khớp truyền thống. Nếu có hiện tượng sưng tấy, đau buốt bất thường phải nhờ đến sự chăm sóc của bác sĩ.
Cách phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng chuyền
Để ngăn ngừa những chấn thương khi chơi bóng chuyền, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Cần khởi động cơ thể, cổ tay, chân, khớp vai trước khi bắt đầu tập luyện hoặc thi đấu. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, nhanh chóng. Cân bằng và điều hòa sức mạnh của mình.
- Sử dụng các phụ kiện bảo hộ bóng chuyền cần thiết như đai bảo vệ cổ chân, cổ tay; giày, vớ cổ chân hay trang phục. Lựa chọn sản phẩm phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không tiếp đất bằng đầu gối thẳng. Bạn có thể hạ cánh nhẹ nhàng bằng cách uống cong đầu gối và mắt cá chân. Sao cho hông, đầu gối cong và ngón chân của bạn thẳng. Tuyệt đối hạn chế việc xoay các khớp gối để giảm thiểu chấn thương xuống mức thấp nhất.
- Đừng quên giãn cơ sau mỗi quá trình tập luyện. Thao tác này giúp cơ mềm và được thư giãn hơn khi còn ấm. Giảm đau nếu đầu gối bị chấn thương khi chơi bóng chuyền. Đặc biệt, ngăn ngừa hoặc hạn chế các hiện tượng căng cơ khi tập.
- Cuối cùng, hãy hiểu rõ môn bóng chuyền. Tập luyện thường xuyên để đôi chân và cánh tay của bạn làm quen với cường độ. Điều này sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất khi thi đấu. Hơn nữa nó còn giảm thiểu các chấn thương thường gặp trong bóng chuyền.
- Như vậy, chấn thương khi chơi bóng chuyền là điều thường gặp. Để bảo vệ bạn an toàn hơn khi thi đấu, hãy tìm hiểu rõ các chấn thương, phương pháp điều trị để mang bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương hiệu quả hơn.