Chấn thương mắt cá chân, cổ chân thường gặp trong các trận đấu bóng đá. Ngoài quần áo, giày, tất, miếng lót chân, các cầu thủ cũng cần quấn cổ chân khi ra sân để tránh những chấn thương liên quan đến chân – một bộ phận quan trọng trong bóng đá. Những cú đá thô bạo, bề mặt cứng hay “ổ gà” chỉ là một vài nguyên nhân có thể gây ra chấn thương mắt cá, hay cụ thể hơn là chấn thương mắt cá chân của cầu thủ. Vậy quấn băng cổ chân như thế nào cho đúng cách, hãy cùng zinerji.com khám phá chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Quấn băng cổ chân là một trong những bí quyết hạn chế chấn thương khi chơi bóng đá
Chấn thương cổ chân là loại chấn thương rất thường xuyên gặp ở những người chơi bóng đá. Sau đây là hướng dẫn sử dụng băng cuốn thể thao để bảo vệ cổ chân mà các cầu thủ chuyên nghiệp vẫn thường làm. Những cú vào bóng thô bạo, bề mặt sân cứng hoặc lồi lõm “ổ gà” là một trong vài nguyên nhân có thể gây ra tổn thương cổ chân, hay cụ thể hơn là mắt cá chân của những người chơi bóng.
Do đó, trước khi mang tất và giày ra sân, hãy giảm thiểu nguy cơ chấn thương này bằng cách gia cố sự vững chắc cho vùng mắt cá bằng băng cuộn chuyên dụng. Các chuyên gia bóng đá luôn khuyến cáo chúng ta rằng hãy phòng bệnh hơn thay vì chữa bệnh. “Mắt cá chân giúp bạn xoay trở được trọng lượng cơ thể theo nhiều hướng. Vì thế việc bảo vệ chúng là hết sức quan trọng”, chuyên gia trị liệu Andy Mitchell của CLB
Bolton chia sẻ. “Chấn thương mắt cá rất phổ biến trong bóng đá, vì thế hầu hết cầu thủ chuyên nghiệp đều dùng băng cuốn để đảm bảo sự ổn định và bảo vệ mắt cá chân”. “Nó còn có tác dụng trấn an tâm lý cầu thủ rằng mắt cá của anh ta sẽ mạnh mẽ và ổn định trong suốt thời gian tập luyện hay thi đấu”. Thực tiễn đã chứng minh rằng nhờ được bảo vệ bởi băng cuốn, tỷ lệ chấn thương mắt cá của cầu thủ thi đấu tại Premier League chỉ bằng 2/3 tỷ lệ chấn thương vùng đầu gối. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ của băng cuốn sẽ kém hiệu quả nếu bạn sử dụng không đúng cách.
6 bước hướng dẫn cơ bản để quấn băng cổ chân chuẩn
Sau đây là 6 bước hướng dẫn cơ bản để quấn băng cổ chân. Băng thun là loại băng co dãn, thường dùng quấn các khớp cổ tay; cổ chân hay đầu gối khi chơi thể thao. Để thực hiện quấn đúng cách, bạn thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Quấn quanh bàn chân
Đầu tiên chúng ta dùng băng thun quấn quanh khu bàn chân. Quấn vừa phải sao cho cảm giác chân thoải mái, không chặt quá cũng không lỏng quá
Bước 2: Quấn chéo băng lên trên về phía gót chân
Tiếp tục quấn băng chéo lên phía gót chân; giữ chặt băng cuốn ở bàn chân rồi quấn theo hình mũi tên như trong hình dưới.
Bước 3: Tạo điểm neo cho băng cuốn
Quấn thêm 2 vòng quanh ống chân để đảm bảo băng cuốn không bị tuột dễ dàng khi bạn cử động.
Bước 4: Quấn băng theo đường chéo xuống dưới bàn chân
Sau khi tạo điểm neo ở trên mắt cá chân xong thì ta lại quấn băng theo đường chéo xuống dưới bàn chân.
Bước 5: Quấn băng thun xung quanh lòng bàn chân trước, sau đó bắt chéo lên như số 8.
Bước 6: Tiếp tục quấn
Bạn tiếp tục khi nào băng thun đến phần cổ chân thì dùng kéo cắt băng cuốn ra. Nếu như bạn làm đúng thì gót chân sẽ vẫn lộ ra; còn phần mắt cá chân, bàn chân và cổ chân đã được băng kín.
Lưu ý khi sử dụng quấn băng keo
Băng keo là một trong những đồ bảo hộ thể thao bạn cần chuẩn bị trước. Quấn băng keo nhằm hạn chế và giảm tình trạng bị chấn thương.
Nếu chẳng may có bị va chạm trên sân hay cảm thấy chớm đau ở các vùng cơ, khớp. Bạn nên tiến hành quấn băng keo cổ chân ngay đế ngăn chặn sự phát triển của chấn thương. Để quấn băng keo đúng cách, các bạn làm theo sau
Kỹ thuật quấn băng cổ chân với băng kéo thường cuốn ngang. Có thể nói đây là kỹ thuật quấn băng keo bảo vệ cơ khỏi bị chấn thương đơn giản nhất.
Đối với các vùng trên dưới khớp khá đơn giản để bảo vệ cơ, cầu kỳ hơn một chút có thể băng theo các kỹ thuật được hướng dẫn cụ thể trong video dưới đây.