Chấn thương mắt cá chân thường gặp ở hầu hết các môn thể thao, bao gồm cả bóng rổ. Người chơi thường phải nhảy khỏi mặt đất trong khi chơi, và đôi khi mất thăng bằng khi tiếp đất và gây ra chấn thương. Mặc dù mắt cá đủ linh hoạt để cho phép chúng ta hoạt động mạnh và chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ có thể gây ra những chấn thương không đáng có. Trong bài viết này, zinerji.com sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị chấn thương cổ chân khi chơi bóng rổ.
Cổ chân/mắt cá chân bị thương sẽ như thế nào?
Chấn thương mắt cá chân và cổ chân khiến chân bạn bị sưng lên; hoặc bầm tím khi bị trượt, ngã.. nhưng mức độ này nghiêm trọng hơn trong bóng rổ. Bỡi lẽ các bạn cũng biết là môn bóng rổ các vận động viên phải bật cao để tranh bóng; hoặc ghi điểm, và khi đáp chân xuống không đúng cách sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả của chấn thương cổ chân hay mắt cá chân có thể khiến dây chằng của bạn bị kéo căng (ở cấp độ 1 và 2) hoặc tệ hơn là đứt hay rách dây chằng nếu tổn thương này xảy ra ở lớp thứ 3. Trong những trường hợp tổn thương dây chằng, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức để có liệu trình trị liệu hợp lý, tránh những tổn thương về sau.
Nguyên nhân gây chấn thương mắt cá chân
Bong gân mắt cá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau mắt cá; chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các chứng bong gân mắt cá là bong gân mặt bên, xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên, phần mắt cá ngoài xoay về phía tiếp đất, khiến dây chằng bị kéo căng và rách.
Đa số các trường hợp chấn thương trong bóng rổ – bong gân mắt cá chân rất dễ chữa và thường hồi phục rất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi lành mắt cá sẽ trở nên yếu hơn và các cơn đau mắt cá rất dễ tái phát trở lại.
Cách điều trị, xử lý chấn thương mắt cá
Nghỉ ngơi: Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân để tránh gây ra thêm các tổn thương cho cơ; dây chằng hoặc các mô khác. Rất quan trọng, cần được thực hiện ngay sau khi bị chấn thương vì hai mục đích. Thứ nhất là để giúp tránh gây thêm những tổn thương khác cho các cơ; dây chằng và những mô khác đang bị thương tổn. Thứ hai là giúp cho cơ thể có đủ năng lượng cần thiết để tự chữa lành vết thương một cách hiệu quả
Chườm đá: Chườm lạnh vùng cổ chân bằng túi nylon đựng đá. Trước khi đặt túi đá này lên vùng bị bong gân, bạn nên phủ một lớp khăn mỏng nhằm tránh tình trạng bỏng lạnh khi da tiếp xục trực tiếp với đá. Bạn chỉ nên chườm đá trong khoảng thời gian 15-20 phút; chườm đá trong thời gian dài có thể khiến da bị tổn thương. Tránh chườm nóng hay sử dụng bất kì loại dầu, rượu, thuốc nào… để xoa bóp vì thao tác này có thể khiến vùng dây chằng bị tổn thương chảy máu nặng hơn.
Nén chặt chân: Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối theo kiểu lợp ngói; lớp sau chồng lên 2/3 lớp băng trước để giảm sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.
Kê cao chân: Nằm kê chân cao để máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên kê cao từ 10-20 cm, không nên kê cao quá sẽ khiến chân bạn bị tê do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Bạn cũng có thể nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10 cm.
Các tips phòng tránh chấn thương mắt cá chân
- Chọn giày vừa chân, hạn chế mang giày cao gót.
- Khởi động với các động tác kéo dãn cổ chân và mắt cá trước khi luyện tập.
- Mang các phụ kiện bảo vệ mắt cá khi tham gia các động thể thao.
- Giảm cân nếu bạn bị béo phì nhằm giảm áp lực lên mắt cá.
Hy vọng bài viết giúp bạn nắm chắc những kiến thức cơ bản về chấn thương mắt cá cũng như cách điều trị và phòng tránh. Hãy bảo vệ đôi chân của mình thật cẩn thận bằng cách khởi động thật kỹ trước khi thi đấu và đừng quên mang đồ bảo hộ và chọn đúng loại giày bóng rổ nhé!