Chấn thương cổ chân thường gặp ở hầu hết các môn thể thao, bao gồm cả bóng rổ. Người chơi thường phải bật nhảy khỏi mặt đất trong khi chơi và đôi khi mất thăng bằng khi tiếp đất và gây ra chấn thương. Mặc dù cổ chân đủ linh hoạt để cho phép chúng ta hoạt động mạnh và chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ có thể gây ra những chấn thương không đáng có và nhất là lật cổ chân. Lật cổ chân là một trong những chấn thương phổ biến nhất đối với những người tham gia hoạt động thể thao, đặc biệt là bóng rổ. Sau đây, zinerji.com xin chia sẻ đến bạn những phương pháp điều trị và ngăn ngừa lật cổ chân khi chơi bóng rổ, hãy đọc kỹ nhé!
Khái niệm lật cổ chân
Lật cổ chân hay còn có tên gọi khác là lật sơ mi cổ chân. Đây là tình trạng rách hặc đứt dây chằng bao quanh vùng cổ chân. Thường được chuẩn đoán trong điều trị là bong gân cổ chân.
Lật cổ chân thường xảy ra đối với người chơi thể thao vận động mạnh. Khi bị lật cổ chân, người bị chấn thương sẽ phải chịu cảm giác rất đau đớn. Nếu không được chữa trị kịp thời, người gặp chấn thương sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục. Nguy hại hơn, có thể để lại di chứng lỏng cổ chân mãn tính.
Các cấp độ lật cổ chân
Loại chấn thương cổ chân này được chia làm 3 cấp độ nhẹ, trung bình và nặng. Cụ thể:
- Bong gân nhẹ (độ 1): Dây chằng bị kéo dãn, số lượng bó sợi bị rách <25%. Đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng từ 4 đến 6 tuần.
- Bong gân trung bình (độ 2): Dây chằng bị rách số lượng bó sợi bị rách từ 25% đến 75% (có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương). Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da. Bệnh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khoảng từ 4 đến 8 tuần (thường là cần 6 tuần nghỉ ngơi trước khi có thể hoạt động bình thường trở lại).
- Bong gân nặng (độ 3): Dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần.
Đối với trường hợp dây chằng rách nặng: Sơ cứu hoặc điều trị thời gian đầu không khỏi thì bạn cần đến ngay bệnh viện để chụp chiều và có thể phải sử dụng đến phương pháp Mổ để kết nối dây chằng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng mổ, có những trường hợp phải mất từ 8 đến 12 tháng mới hoàn toàn lành hẳn. Hoạt động mạnh trở lại sớm quá có thể khiến khớp thêm tổn thương và lâu lành hơn.
Cách điều trị lật cổ chân khi chơi bóng rổ
Khi gặp sự cố lật cổ chân khi chơi bóng rổ, hãy làm theo các bước sau:
Cách xử lý khi vừa bị chấn thương
Thời gian đầu mới bị lật cổ chân trong bóng rổ là khoảng thời gian vàng quyết định đến khả năng hồi phục. Do đó hãy thật lưu ý và tận dụng tối đa khoảng thời gian này nhé.
- Ngay lập tức dừng vận động và luyện tập khi gặp chấn thương.
- Dùng đá lạnh chườm lên phần bị thương trong vòng ít nhất là 10 phút.
- Dùng băng ép cổ chân. Sau đó treo hoặc gác chân lên cao.
Phương pháp điều trị kịp thời sau đó
- Một số trường hợp bị lật sơ mi cổ chân quá đau đớn. Hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở khám bệnh gần nhất để được chữa trị kịp thời.
- Bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Cụ thể: paracetamol, các loại kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề. Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc giãn cơ để giảm cơn đau.
- Những ngày đầu sau bị chấn thương thì bạn tuyệt đối không được đi lại. Chườm đá với tần suất từ 3 đến 4 lần/ngày. Mỗi lần chườm, bạn có thể để đá vào trong xô nước và ngâm. Thời gian ngâm cho mỗi lần khoảng 20 phút.
- Nếu có chỉ định của bác sĩ, bạn có thể phải chọc hút dịch (máu bầm) nếu cần thiết.
- Các trường hợp lật cổ chân trong bóng rổ có thể sử dụng băng chuyên dụng. Các trường hợp nặng phải sử dụng nẹp để hỗ trợ.
Tập luyện vật lý trị liệu để hồi phục nhanh hơn
Để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn và hiệu quả hơn khi bị lật cổ chân khi chơi bóng rổ, bạn nên tập các bài tập tại nhà như sau:
- Bài tập kéo dãn bằng khăn: ngày tập 3 lần, mỗi lần 10 nhịp, mỗi nhịp giữ trong khoảng từ 30 đến 45 giây.
- Bài tập kéo dãn chân: Tập 3 lần 1 ngày, mỗi lần 10 nhịp.
- Bài tập mạnh cổ chân với dây thun: Tập 1 ngày 3 lần, mỗi lần 10 nhịp.
- Bài tập ván thăng bằng: Tập 3 lần 1 ngày, mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
Lưu ý trong quá trình tập bạn không nên tập quá sức. Nếu thấy mệt và đau, hãy nghỉ ngay. Tập quá sức không những không có tác dụng, mà có thể để lại hậu quả cho bạn.
Cách phòng tránh lật cổ chân khi chơi bóng rổ
Khi bị lật cổ chân hay lật sơ mi cổ chân, cảm giác đau đớn không hề thoải mái chút nào. Chấn thương còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy tốt hơn hết là bạn hãy đè phòng khỏi những chấn thương này. Trước khi chơi bóng rổ, bạn nên khởi động thật kĩ nhé. Khởi động kĩ sẽ giúp hạn chế tối đa chấn thương. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ y tế cần thiết phòng trường hợp xảy ra sự cố.
Trên đây là những kinh nghiệm điều trị và phòng tránh bị lật cổ chân khi chơi bóng rổ mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích cho bạn khi chơi thể thao nhé!