Bóng chuyền là môn thể thao phổ biến, được nhiều bạn trẻ yêu thích, đã được đưa vào chương trình đào tạo của các trường phổ thông Việt Nam. Khi mới bắt đầu tập môn bóng chuyền này, vấn đề mà nhiều người gặp phải đó là khi chơi bị đau tay, lúc này bàn tay cảm thấy rất đau rát. Vậy bạn đã biết, nguyên nhân gây ra chứng đau tay này là do đâu chưa? Và cách chơi bóng chuyền hơi không bị đau trong lần đầu tập luyện là gì?. Nếu bạn còn chưa rõ thì hãy cùng zinerji.com tìm hiểu thêm về vấn đề cầu thủ bóng chuyền bị đau qua chủ đề bài viết hôm nay nhé!
Vì sao đánh bóng chuyền lại bị đau tay?
Theo khảo sát, những người chơi bóng chuyền (bóng chuyền hơi) chuyên nghiệp thường có nguy cơ mắc các chấn thương nghiêm trọng ở động mạch, dẫn tới tình trạng đau tay với các triệu chứng kèm theo như bầm tím, xanh xao,. Vậy tại sao khi chơi bóng chuyền lại xuất hiện tình trạng này?
Bất cứ ai khi tiếp xúc với môn thể thao này cũng có thể nhận ra rằng, những cú đập bóng, ném bóng cần tới rất nhiều sức mạnh. Những lực mạnh này xuất hiện và chèn ép đến động mạch, làm các cục máu đông di chuyển xuống các ngón tay dẫn đến những hiện tượng kể trên.
Biện pháp tốt nhất để chữa lành vết thương ở tay là dùng băng dán để phục hồi các chấn thương gân, khớp. Nếu bạn đang tập luyện, nên dừng chơi ngay lập tức và chườm lạnh tại chỗ. Trong trường hợp bị thương nặng, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tình hình và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
Bí quyết để không bị đau tay khi đánh bóng chuyền
Có hai phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng đau tay và các chấn thương khác khi chơi bóng chuyền.
Nắm vững các kỹ thuật cơ bản
Một trong những vấn đề quan trọng khi chơi các môn thể thao nói chung; và bóng chuyền nói riêng chính là kỹ thuật. Nắm vững các kỹ thuật cơ bản khi chơi bóng chuyền không chỉ giúp mọi người chơi bóng giỏi hơn mà đó cũng chính là cách để ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra khi chơi thể thao.
Trong bóng chuyền có một số kỹ thuật cơ bản như phát bóng (thấp tay hoặc cao tay); đệm bóng, búng bóng, đập bóng, đỡ bóng, chuyền bóng, thủ bóng và di chuyển…. Tất cả những kỹ thuật này đều có yêu cầu chuẩn về động tác, chính vì thế người chơi dù là nam hay nữ đều cần học hỏi để nâng cao kỹ năng đánh bóng chuyền của mình.
Dùng phụ kiện bảo vệ tay
Để bảo vệ các phần cơ thể khỏi chấn thương. Chúng ta nên sử dụng một số loại phụ kiện bảo vệ chẳng hạn như băng khuỷu tay; băng cổ tay, ngoài ra bạn cũng nên sử dụng băng đầu gối để bảo vệ khớp gối của mình.
Sử dụng băng khuỷu tay
Băng khuỷu tay có tác dụng ổn định và bảo vệ các khớp xương khỏi các chấn thương khi tập luyện và thi đấu bóng chuyền. Sản phẩm này thường được làm từ chất liệu cotton tổng hợp có tính đàn hồi rất cao, do đó có độ co giãn tốt.
Băng khuỷu tay ôm tay, tạo cảm giác thoải mái, độ bền cao; không những giúp bảo vệ khuỷu tay. Mà đồng thời cũng không hề khiến người dùng cảm thấy không thoải mái.
Sử dụng băng cổ tay
Khi thực hiện động tác đệm bóng trong bóng chuyền thì cổ tay chúng ta phải tiếp một lực khá mạnh nên dễ dẫn đến tình trạng đau tay và giãn cơ. Bạn có thể giảm tình trạng đau tay bằng cách sử dụng các loại băng cổ tay tốt.
Cách xử lý đau tay khi đánh bóng chuyền
Trong trường hợp bị đau tay sau khi đánh bóng chuyền. Người chơi cần khắc phục tình trạng ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe đôi tay; và ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng chuyền sau này. Theo chuyên gia sức khỏe, tùy theo mức độ đau tay nặng nhẹ; bạn sẽ có những khắc phục phù hợp nhất.
Nếu bạn bị đau tay ngay sau khi đánh bóng chuyền với biểu hiện sưng đỏ; hoặc tím bầm, bạn nên khắc phục ngay bằng cách chườm đá lên vùng tay bị đau; giúp đánh tan vết sưng bầm. Trong trường hợp tay bị đau không cử động được sau khi đánh bóng chuyền. Bạn cần đến phòng khám kiểm tra, chụp chiếu và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số biện pháp giúp bạn không bị đau tay khi chơi bóng chuyền cũng như một số vùng cơ khác. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.