Cách chữa và phòng tránh căng cơ khi chơi bóng đá

Trong bóng đá, dù chuyên nghiệp đến đâu, chấn thương là điều khó lường trước. Có hàng chục vết thương, từ nhẹ đến nặng. Nhiều ca chấn thương là nỗi ám ảnh của cầu thủ, kết thúc toàn bộ sự nghiệp cầu thủ hay nguy hiểm đến tính mạng, không ai hay biết. Nếu bạn rèn luyện, luyện tập quá sức, việc căng cơ khi chơi bóng là điều rất hay xảy ra. Vậy làm sao để chữa, phòng tránh căng cơ khi chơi bóng một cách hiệu quả?. Trong bài viết này, zinerji.com sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau cơ nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời bật mí cho các bạn biết cách hạn chế căng cơ khi chơi bóng đá. Hãy theo dõi nhé!

Tình trạng căng cơ là gì?

Tình trạng căng cơ
Căng cơ là tình trạng các thớ cơ tăng giãn đột ngột với biên độ lớn vượt quá sức chịu đựng của cơ

Căng cơ là tình trạng các thớ cơ tăng giãn đột ngột với biên độ lớn vượt quá sức chịu đựng của cơ. Khi bị căng cơ, bạn sẽ thấy vùng cơ bị căng có các biểu hiện như đau nhức, sưng tấy thậm chí xuất hiện các vết bầm tím. Căng cơ thường xảy ra khi bạn lao động nặng, vận động quá sức hay gặp sự cố trong quá trình vận động.

Nguyên nhân dẫn đến căng cơ khi đá bóng

Có 3 nguyên nhân chính gây ra căng cơ khi đá bóng, đó là:

Vận động, luyện tập quá sức

Đây là một nguyên nhân gây căng cơ thường thấy khi đá bóng. Khi các cầu thủ phải hoạt động với cường độ cao trong thời gian kéo dài, các cơ bắp dần vượt quá giới hạn chịu đựng. Lúc này, những cơn đau nhức cơ sẽ xuất hiện kiến bạn vô cùng khó chịu. Bạn nên chơi từ từ, tăng dần cường độ và thời gian để tránh căng cơ. Chơi bóng đá để luyện tập thể lực, nhưng tập đến mức căng cơ thì không nên.

Không khởi động kỹ trước khi luyện tập, thi đấu

Điều này thường gặp đối với những người không thường xuyên chơi thể thao. họ không có thói quen khởi động trước khi vận động mạnh. Các cơ đang ở trạng thái nghỉ sẽ không kịp chuyển trạng thái sẽ bất ngờ khi bạn hoạt động mạnh. Khởi động trước khi chơi thể thao là cần thiết để giúp các cơ làm quen với nhịp độ vận động. Khi bạn chơi đá bóng mà không khởi động các cơ xương bị co giãn đột ngột khiến cho cơ thể mệt mỏi. Nhớ khởi động trước khi chơi bất cứ môn thể thao nào.

Chấn thương trong khi đá bóng

Khi đá bóng, va chạm là điều khó tránh khỏi. Những ca chạm sẽ gây ra những tổn thương ở cơ, mạch máu bắp chân. Những chấn thương này gây đau nhức và cô cùng khó chịu. Lúc gặp chấn thương, bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể có thể hồi phục lại. Tránh tiếp tục vận động mạnh khiến tổn thương lâu bình phục hơn.

Bạn nên làm gì khi bị căng cơ?

Điều nên làm

Khi cảm thấy đau nhức cơ, bạn hãy dừng trận bóng để nghỉ ngơi. Nhanh chóng tìm một túi đá để chườm lạnh lên vùng đau nhức. Việc chườm đá sẽ giảm lượng máu lưu thông đến vết thương. Từ đó giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức mà bạn đang gặp phải. Lưu ý là bạn không nên chườm đá lạnh lên vùng da bị trầy, chảy máu.

Không nên làm

Vận động mạnh sau 1-2 ngày bị căng cơ là một sai lầm nhiều bạn gặp phải. Khi căng cơ, nhiều bạn có thói quen sử dụng dầu nóng, rượu để giảm đau nhanh hơn. Tuy nhiên, bôi những thứ này lên vùng căng cơ sẽ làm mất tính đàn hồi của dây chằng và làm vết thương lâu lành hơn.

Điều trị căng cơ khi đá bóng

Chữa căng cơ khi đá bóng chia làm 2 giai đoạn là sơ cứu khi bị căng cơ và hồi phục sau căng cơ.

Bước sơ cứu khi bị căng cơ

Bước sơ cứu khi bị căng cơ
Bước sơ cứu khi bị căng cơ

Khi chơi đá bóng, nếu xảy ra va chạm hoặc cảm thấy các dấu hiệu sưng tấy, bầm tím, đau các cơ, bạn nên ngừng cuộc chơi ngay lập tức. Hãy ra hiệu cho đồng đội, huấn luận viên để thay người.

Sau đó, lấy túi lạnh để chườm lạnh vào vùng cơ bị đau nhức để giảm thiểu tình trạng sưng tấy (chườm đá khoảng 20 phút mỗi lần, không giới hạn thời gian chườm).

Tiếp theo đó, bạn hãy quấn băng vùng bị thương để nhằm giúp giảm viêm, sưng tấy thêm. Lưu ý là chỉ quấn băng vừa phải, không quấn quá chặt để không ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn.

Quấn băng vùng căng cơ

Nên quấn băng để bảo vệ vùng bị căng cơ và hạn chế việc tình trạng trở nặng khi bị chấn thương thêm, đặc biệt là nên quấn băng khi vùng căng cơ có xây xát da. Lưu ý không quấn băng quá chặt, quấn quá chặt sẽ khiến máu không lưu thông được, khiến cho căng cơ trở nên nặng hơn.

Trong quá trình nghỉ ngơi, hãy nâng cao cơ bằng cách gác chân lên cao để giảm sưng tấy. Bạn có thể uống thuốc giảm đau hoặc một số sản phẩm thực phẩm hỗ trợ xương khớp giúp vùng cơ nhanh lành (lưu ý khi dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ).

Quá trình hồi phục sau căng cơ

Nghỉ ngơi: cách chữa trị tốt nhất chính là nghỉ ngơi. Đặc biệt là 1-2 ngày đầu mới bị căng cơ. Khoảng thời gian nghỉ ngơi dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng căng cơ và vị trí bị căng cơ.

Thực hiện một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng: Bạn có thể thực hiện một số bài tập như ngồi lên ngồi xuống, đi bộ khoảng cách ngắn… Hoặc điều trị, tập luyện theo phác đồ của bác sĩ nếu gặp chấn thương nặng.

Massage: Bên cạnh việc nghỉ ngơi, áp tập một vài bài tập vật lý thì bạn đừng quên massage vùng cơ bị căng đau. Massage sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu giúp bạn bình phục nhanh hơn.

Thư giãn cơ chân: Khi đã bị căng cơ, bạn nên hạn chế đi lại; tốt nhất là nghỉ chơi đá bóng vài ngày đợi cơ lành. Xoa bóp nhẹ xung quanh vùng bị căng cơ cũng là cách thư giãn cho cơ chân.

Biện pháp phòng tránh căng cơ khi chơi đá bóng

Đừng quên khởi động và khởi động thật kĩ trước khi vào sân để không chỉ bảo vệ cơ chân mà còn hạn chế các chấn thương khác.
Đừng để cơ thể mất nước, nước giúp hòa tan các ion cần thiết cho quá trình hoạt động, đặc biệt là đá bóng.
Bổ sung chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn; có chế độ ăn hợp lý để nâng cao tình trạng cơ chân.
Sau mỗi lần luyện tập hay thi đấu, ngâm mình trong nước lạnh ( nước đá lạnh là tốt nhất) giúp cơ thư giãn và hồi phục.
Nếu cơ thể đang bệnh thì nên nghỉ ngơi hoặc không nên gắng sức; nếu là luyện tập thì nên tập những bài thể lực nhẹ nhàng,đừng cố gắng vượt giới hạn chịu đựng.

Vừa rồi, mình đã chia sẻ cách chữa căng cơ khi đá bóng. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn có những trận đấu vui vẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *