Chấn thương đầu gối khi đá bóng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương ở đầu gối khi chơi đá bóng là rách dây chằng trước và nhuyễn sụn xương bánh chè. Dựa trên nguyên nhân, bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị tình trạng bệnh. Chấn thương ở đầu gối trong bóng đá là tình trạng rất phổ biến, bởi bóng đá đòi hỏi chân phải vận động nhiều, khớp gối chịu áp lực rất lớn, chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Bài viết này zinerji.com sẽ cho bạn biết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh chấn thương ở đầu gối khi chơi bóng đá nhé!

Nguyên nhân gây chấn thương đầu gối khi chơi bóng đá

Nguyên nhân gây chấn thương đầu gối khi chơi bóng đá
Nguyên nhân gây chấn thương đầu gối khi chơi bóng đá

Có hai chấn thương chính có thể làm cho đầu gối bị đau khi bạn chơi bóng đá bao gồm:

  • Nhuyễn sụn xương bánh chè – tình trạng sụn trên xương bánh chè bị suy giảm và mềm đi do lạm dụng đầu gối. Tình trạng này gây đau, đau nhức dưới đầu gối. Nhuyễn sụn xương bánh chè thường xảy ra với những người chạy bộ, đạp xe và chơi bóng đá.
  • Rách dây chằng trước (ACL) hoặc sụn chêm do sự thay đổi hướng đột ngột trong các trận đấu bóng đá.

Triệu chứng chấn thương đầu gối khi chơi bóng đá

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bạn bị đau đầu gối, bao gồm:

  • Đau dữ dội
  • Sưng
  • Khó duỗi thẳng đầu gối
  • Khớp không ổn định

Điều trị chấn thương đầu gối

Thông thường nguyên nhân gây chấn thương sẽ liên quan đến phương pháp điều trị phù hợp. Chấn thương do nhuyễn sụn xương bánh chè khá phổ biến ở các cầu thủ bóng đá và có thể được điều trị bằng các phương pháp thông thường như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau. Bạn có thể uống một số thuốc giảm đau thông thường mua tại nhà thuốc để giảm đau đầu gối. Các thuốc giảm đau này bao gồm: acetaminophen (Tylenol và các nhãn hiệu khác), aspirin (như Bayer), ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve).
  • Đặt túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng trong một thời gian để giảm sưng và đau ở đầu gối.
  • Hỗ trợ đầu gối bị thương bằng dây đeo hoặc các dụng cụ hỗ trợ đầu gối.
  • Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng hơn, không gây ra thay đổi hướng đột ngột.

Đối với chấn thương do rách dây chằng trước, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật nội soi. Nếu cơn đau kéo dài hoặc xảy ra đột ngột và mạnh trong khi chơi, bạn cần được cấp cứu ngay.

Biện pháp phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng

Biện pháp phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng
Biện pháp phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, bạn hãy ghi nhớ những lời khuyên sau đây để giảm nguy cơ bị chấn thương đầu gối khi đá bóng:

  • Tập luyện cơ bắp chân thường xuyên để chúng có thể hỗ trợ tốt cho đầu gối.
  • Chọn giày chất lượng và có khả năng hỗ trợ.
  • Kiểm tra đế giày để xem các dấu hiệu hao mòn hoặc rách.
  • Tập vật lý trị liệu để tăng cường sự liên kết của đầu gối nếu bạn bị nhuyễn sụn xương bánh chè.
  • Tập thể dục tăng cường đầu gối, như: ép chân, đá, ngồi xổm, xoạc chân và gập chân ra sau.
  • Đeo gối đỡ khi bạn chơi bóng đá để hỗ trợ và bảo vệ đầu gối. Đặc biệt là khi bạn đang bị chấn thương khớp đầu gối vừa phải. Gối đỡ không chỉ hỗ trợ cho các khớp không ổn định và ngăn ngừa chấn thương mà còn cho phép chấn thương phục hồi nhanh hơn bằng cách giữ nhiệt ở vùng đầu gối. Nhiệt làm cho các mạch máu ở đầu gối nở rộng. Do đó thuận lợi cho việc cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng.

Một vài chấn thương đầu gối khác

Bong gân đầu gối

Bong gân đầu gối là một trong những chấn thương phổ biến ở những người chơi bóng đá. Hiện tượng này xảy ra khi các cầu thủ thực hiện các pha rượt đuổi đổi hướng đột ngột hoặc các pha xoay người. Lúc này, các bắp chân, dây chằng co giãn và chùng lại một cách đột ngột; và tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng các dây chằng bị đứt; hoặc rách, gây đau nhức khớp gối. Thông thường, nếu bị bong gân các cầu thủ phải nghỉ ngơi; và ngưng thi đấu ít nhất là từ 4 đến 6 tuần. Thời gian nghỉ ngơi của các cầu thủ bị bong gân dài; hay ngắn còn phụ thuộc vào mức độ bong gân nặng hay nhẹ.

Tình trạng căng cơ

Tình trạng căng cơ xảy ra khi quá trình chạy đuổi bóng; hoặc sút bóng dẫn đến thớ cơ bị kéo qúa xa về một hướng. Hoặc hiện tượng này xảy ra cũng có thể do cơ bắt buộc phải vận động trong khi nó vẫn đang ở trạng thái chưa sẵn sàng.

Chấn thương nặng khiến xương bị gãy

Gãy xương là một trong những chấn thương nghiêm trọng ở người chơi bóng. Gãy xương xảy ra có khi do va chạm trên sân cỏ hoặc khi các cầu thủ tiếp đất mạnh bằng đầu gối. Thông thường, các trường hợp gãy xương thường không biết trước nên rất khó phòng tránh và một khi chấn thương này xảy ra rất khó để chữa lành nếu không áp dụng đến phẫu thuật. Và gãy xương là một trong những điều không mong muốn xảy ra ở cầu thủ bóng đá, bởi thời gian hồi phục rất lâu và có nhiều người không thể tiếp tục sự nghiệp cầu thủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *