Kỹ thuật chuyền bóng bước 2 cho người mới chơi

Có thể nói trong mấy năm gần đâu, bóng chuyền ngày một gần gũi với mọi người hơn. Giờ không khó khi bắt gặp một trận bóng chuyền tại các địa phương, các vùng nông thôn. Không nói quá khi người dân chơi thể thao ngày một lành mạnh hơn. Nhưng để chơi được bóng chuyền tốt là một điều không dễ. Nó cần sự hợp tác của tất cả mọi người trên sân. Thường thì bóng chuyền sẽ được chia làm 3 khâu kỹ thuật. Khâu bước 1, bước 2 và bước 3. Mọi khâu đều quan trọng. Chính vì vậy mà mọi người chơi ở vị trí nào cũng đều phải làm tốt nhiệm vụ của mình

Hôm nay Zinerji chia sẻ kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho bước hai. Đây là kỹ thuật cơ bản, là nền tảng cho các kỹ thuật nâng cao. Nó cực kì quan trọng nên những ai muốn trở thành một tay chuyền hai cừ khôi thì nên tham khảo bài viết dưới đây. Chuyền hai là một khâu quan trọng trong đội. Nó gần như là linh hồn của cả trận đấu. Trận đấu nhanh hay chậm là do chuyền hai quyết định. Hãy cùng theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Tư thế chuẩn bị kỹ thuật chuyền bóng cao tay

Bài viết này xin chia sẻ cho các bạn về kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong bộ môn bóng chuyền. Là một kỹ thuật cơ bản nhất của động tác chuyền hai, thuần thục kỹ thuật này sẽ giúp bạn có nền tảng để thực hiện những động tác chuyền hai khó hơn như: chuyền lật sau đầu, nhảy chuyền và chuyền bằng một tay.

Tư thế đứng: tư thế chân bạn phải đứng rộng bằng vai, đặt một chân lên trước và đầu gối hơi chùn về trước. Việc đặt một chân lên trước sẽ giúp các bạn dễ dàng xoay người chuyền bóng hơn.

Kỹ thuật chuyền bóng bước 2
Thuần thục kỹ thuật này sẽ giúp bạn có nền tảng để thực hiện những động tác chuyền hai khó hơn

Cách đặt tay: Sau khi chân và tư thế của bạn đã ổn, tiếp tục đến phần tay. Tay bạn tạo hình quả bóng để dưới phần bụng khi di chuyển. Một lỗi hay gặp của người mới chơi là vừa tạo hình tay chuyền vừa để trên khi di chuyển, việc để tay như vậy sẽ làm giảm tốc độ và sự chính xác.

Bạn sẽ di chuyển nhanh hơn nếu như đặt tay dưới phần bụng và đưa tay lên khi chuẩn bị đón bóng. Cổ tay không nên để thẳng, nên để ngửa cổ tay ra sau. Để khi tiếp xúc bóng chúng ta có thêm lực từ cổ tay. Mọi người thường hay quan điểm sai về lực của chuyền hai là từ lực cổ tay. Thực chất lực chuyền hai kết hợp từ lực chân chùng gối, lực khủyu tay kết hợp cổ tay khi cả ba duỗi thẳng.

Cách thực hiện chuyền bóng

Hình tay: Về hình tay, tạo thành hình trái bóng. Hai ngón cái chỉ thẳng vào nhau cách nhau khoảng 5cm (hoặc tùy kích thước tay của mỗi người mà điều chỉnh).

Thực hiện chuyền: Xoay người theo hướng bóng và điểm đón bóng của chúng ta là ngang đường chân tóc. Phần tiếp xúc là trên các đầu ngón tay (phần chúng ngón tay chúng ta để lấy dấu tay), tránh để bóng tiếp xúc lòng bàn tay (dính bóng). Sau khi tiếp xúc dùng lực của chân, khuỷu tay và cổ tay để chuyền bóng. Luyện tập thường xuyên để chúng ta có cảm giác tiếp xúc hết cả trên 10 đầu ngón tay. Để thuận lợi hơn cho chúng ta việc điều phối bóng.

Các bài luyện tập bổ trợ cho kỹ thuật chuyền 2

– Để tay như lúc chuyền bóng, cố định khuỷu tay. Chỉ sử dụng cổ tay để thao tác lên khoảng 20 -30cm và cứ thế thực hiện.

– Để tay như lúc chuyền bóng, không cố định khuỷu tay sử dụng lực cổ tay cùng khuỷu tay để chuyền. Chuyền bóng cao nhất có thể và cứ thế thực hiện.

chuyền bước 2 trong bóng chuyền
Cổ tay không nên để thẳng, nên để ngửa cổ tay ra sau để khi tiếp xúc bóng chúng ta có thêm lực từ cổ tay

– Đánh cầu lông cũng giúp cho các bạn có một cổ tay “dẻo” hơn.

Với người mới chơi động tác chuyền hai hẳn là rất khó hơn lý thuyết đã đọc. Việc đọc lý thuyết  sẽ giúp các bạn nắm được những bước cơ bản của kỹ thuật chuyền bóng cao tay và tránh được các lỗi cơ bản, còn việc bạn sẽ thành công với kỹ thuật này hay không thì do chính sự rèn luyện của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *