Tất tần tật về 5 chấn thương thường gặp ở cầu thủ bóng rổ

Bóng rổ là một môn thể thao mang tính cạnh tranh cao và năng động, thế nên các cầu thủ bóng rổ thường cao lớn, cường tráng và khỏe mạnh. Hơn nữa, thường xuyên luyện tập bộ môn này có thể giúp người chơi cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bởi nó giúp ích rất nhiều trong việc giải toả căng thẳng. Tuy nhiên, vì là môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn và sức mạnh nên cũng gây ra không ít chấn thương trong luyện tập và thi đấu. Người ta đã ước tính được rằng có hơn 1,6 triệu ca chấn thương liên quan đến bóng rổ mỗi năm. Cùng zinerji.com tìm hiểu về các chấn thương bóng rổ phổ biến nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Những nhóm cơ cầu thủ bóng rổ thường xuyên sử dụng

Những nhóm cơ cầu thủ bóng rổ thường xuyên sử dụng
Những nhóm cơ cầu thủ bóng rổ thường xuyên sử dụng

Những nhóm cơ, khớp được sử dụng thường xuyên là những nhóm cơ dễ bị chấn thương bóng rổ nhất. Nó liên quan tới những chuyển động như chạy, nhảy cao, dừng lại và xuất phát, chuyền, bắt bóng,… Trong những đợt di chuyển sang 2 bên hoặc cúi người để giữ bóng, các cầu thủ có thể hạ thấp hông như tư thế ngồi xổm. Lúc này cơ đùi, cơ mông là các cơ quan phải tham gia nhiều nhất.

Còn những cứ nhảy, tranh giành bóng, bật nhảy để cản bóng của đối thủ, chặn đường truyền đòi hỏi sự tham gia của cơ bắp chân, gân kheo và cơ tứ đầu. Việc ghi bàn, phòng thủ hay chuyền bóng cũng liên quan tới hoạt động của cánh tay và vai. Đặc biệt là cơ tam đầu. Bởi vì, nó sẽ quyết định đến khả năng ném bóng từ xa (ví dụ từ cự ly 3 điểm). Cơ ngực và lưng cũng tham gia vào những chuyển động này.

Các vùng cơ Core cũng quan trọng không kém. Đó là toàn phần giữa của cơ thể như bụng, hông, lưng dưới. Chúng chịu trách nhiệm cho việc thay đổi hướng và thực hiện những cú cắt bóng dứt khoát. Nó cũng giúp tạo ra thế phòng thủ ổn định. Từ đó tạo sự cân bằng tổng thể giúp bạn di chuyển một cách dễ dàng. Hầu hết tất cả các nhóm cơ trên cơ thể đều tham gia chơi bóng rổ. Vì vậy, bạn cần phải rèn luyện để tạo sức mạnh cho từng nhóm cơ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các chấn thương khi chơi bóng rổ.

5 chấn thương mà cầu thủ bóng rổ thường gặp phải

Chấn thương cổ chân và bàn chân là phổ biến nhất ở cầu thủ bóng rổ

Những chấn thương ở vùng chi dưới luôn có khả năng xảy ra cao nhất dựa trên nhiều thống kê được thực hiện trong lịch sử bóng rổ, đặc biệt trong nhóm chi dưới là cổ chân và bàn chân. Dù đó có là lật cổ chân khi tiếp đất, lật do có lực tác động từ bên hông hay vô tình giẫm phải chân của một người khác, bóng rổ thường khiến người chơi dễ chấn thương ở khu vực này. Riêng với chấn thương bàn chân, độ nghiêm trọng sẽ khá phức tạp vì cấu trúc xương ở khu vực này. Nếu bị đau kéo dài, bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện chấn thương chỉnh hình. Cần phải chụp chiếu để có kết quả đúng nhất.

Cách phòng chống: Nhằm hạn chế chấn thương cổ chân và bàn chân thì phải có thêm sự hỗ trợ. Thứ cơ bản nhất mà baller có thể trang bị là một đôi giày đúng chuẩn. Giày bóng rổ thường có sự hỗ trợ rất tốt cho cổ chân. Riêng với những mẫu giày cổ thấp, đội ngũ thiết kế sẽ bù đắp lại bằng cách tăng sự cân bằng (thêm rìa chống lật ở bộ đệm, gia cố upper ở hai bên bàn chân,…). Ngoài ra, những cầu thủ thường xuyên bị lật cổ chân cần trang bị thêm một số phụ kiện bổ trợ như các loại băng cổ chân, lựa chọn giày cổ cao hoặc dùng thêm băng dán trước mỗi lần thi đấu.

Chấn thương hông và đùi khi chuyển hướng

Bứt tốc, bật nhảy, chuyển hướng hay xoay người là những hoạt động đẩy rất nhiều sức ép lên chân và đùi của cầu thủ, khiến họ đối diện với khả năng dính chấn thương. Tại vùng đùi, bó cơ tứ đầu đùi rất mạnh và chắc chắn. Nhưng chấn thương xảy ra ở khu vực này sẽ cần rất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Ở sau đùi, gân khoeo (hamstring) là bộ phận thường xảy ra chấn thương nhất và điển hình từ NBA là Chris Paul. Ở vùng háng và hông, việc bị rách hoặc căng cơ hông cũng có thể xảy ra nếu người chơi chịu va chạm mạnh khi thi đấu hoặc tiếp đất trong tư thế không thoải mái.

Cách phòng chống: Va chạm là điều không thể tránh khỏi và không có khả năng phòng ngừa. Nhưng cách tốt nhất để cơ thể chống chịu được va chạm là cải thiện sức mạnh toàn thân. Đặc biệt là bạn phải khởi động kỹ trước khi tập hoặc thi đấu. Ngoài ra, khởi động vùng hông cũng vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị người chơi bỏ qua. Gân, cơ, dây chằng càng ở trạng thái nóng và linh hoạt, người chơi sẽ càng hạn chế được khả năng bị kéo giãn các nhóm bộ phận này, dẫn đến chấn thương.

Chấn thương do tổn thương dây chằng đầu gối

Chấn thương do tổn thương dây chằng đầu gối
Chấn thương do tổn thương dây chằng đầu gối

Những chấn thương nghiêm trọng như giãn/rách/đứt dây chằng không quá phổ biến trong bóng rổ so với những môn thể thao va chạm khác. Nhưng đây vẫn là loại chấn thương phổ biến thứ 3 trong bóng rổ.

Cách phòng chống: Hãy cải thiện sức mạnh của các nhóm cơ chân. Bởi nó sẽ giúp tăng khả năng hỗ trợ đầu gối. Lưu ý rằng cải thiện sức mạnh không có nghĩa là “nhồi” thật nhiều tạ vào các nhóm cơ này. Thay vào đó, người chơi nên cân bằng giữa việc tăng sức mạnh với các bài tập nhằm tăng độ linh hoạt. Ngoài ra, khởi động kỹ trước khi tập bóng rổ hoặc thi đấu cũng sẽ giúp giảm khả năng chấn thương. Nếu người chơi đã từng bị chấn thương đầu gối, hãy tính đến việc sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như băng gối hay băng dán.

Chấn thương ở vùng vai và tay

Dù bóng rổ là môn thể thao dùng tay rất nhiều. Nhưng chấn thương bàn tay, cổ tay và cẳng tay cũng khá phổ biến. Nó chiếm chỉ 11% trong tổng số chấn thương được ghi nhận. Bên cạnh đó, chấn thương vai cũng có độ “hiếm” tương tự. Dẫu vậy, chấn thương ngón tay lại xảy ra với cường độ cao hơn. Tuy nhiên, đa số các chấn thương đó đều ở mức độ tương đối nhẹ.

Cách phòng chống: Trong các loại chấn thương thì vùng tay và vai khá đặc biệt. Vì chúng không thực sự có cách phòng chống nào hiệu quả. Để tránh chấn thương, cầu thủ cần tập trung tối đa trong khi tập luyện hoặc thi đấu. Ví dụ như trong lúc nhận bóng từ các đồng đội, việc không có tư thế chuẩn bị tốt hoặc phân tâm sẽ dễ bị “gãy bút chì”. Bên cạnh đó, cần quan sát khi di chuyển để tránh va chạm bị động vào cầu thủ đối phương.

Chấn thương phần đầu và mặt khi va chạm

Việc cụng đầu với một cầu thủ khác hay vô tình “lĩnh cùi chỏ” vào mặt chưa bao giờ là cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, việc bị va chạm mạnh vào vùng đầu và mặt cũng có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách phòng chống: Vì đây đa số là những va chạm thụ động. Cầu thủ gần như không thể hạn chế chấn thương ở đầu và mặt. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là theo dõi các phản ứng. Từ đó lên phương án ứng cứu kịp thời nếu chấn thương nghiêm trọng. Nếu bị chóng mặt hoặc nặng đầu sau các pha va chạm, vận động viên cần nghỉ ngay lập tức. Sau đó hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *